Cho thue xe mien trung gia re 2
Cho thue xe mien trung gia re

Độc đáo di tích làng Đông Lai

Ở làng Đông Lai (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang), hiện có các di tích tồn tại khá lâu đời như Dinh Ông, Miếu Bà, mộ cổ... làm bằng đá thẻ, kiến trúc độc đáo. Tuy nhiên, để xác định được giá trị chính xác của những di tích này, cần sự vào cuộc của ngành chức năng và những người có chuyên môn.

Theo chân ông Nguyễn Thành Khương (sinh năm 1966, làng Đông Lai), chúng tôi tìm đến Dinh Ông, Dinh Bà nằm phía sau Thao trường huấn luyện trinh sát đặc nhiệm miền Trung. Tại đây, dưới những tán cây cổ thụ um tùm, Dinh Ông, Dinh Bà nằm trên diện tích khoảng 30m2, mặt hướng ra hồ Trước Đông. Cả hai dinh đều được làm bằng đá thẻ, mái hình vòm cũng là những viên đá thẻ đan lại với nhau. Người xưa đã khéo léo dùng vôi trộn lẫn với nhớt của cây bời lời (hoặc mật mía) để làm vữa, kết dính những viên đá lại. Trong và trước dinh, các bệ thờ đều bằng đá.

Ông Khương cho hay, bao đời nay, người dân trong làng truyền miệng câu chuyện về sự ra đời của Dinh Ông, Dinh Bà. Rằng, cách hai cái dinh này tầm 300 mét, trước đây là một cái gò, dân trong làng xây ở đó một kho tạm để lúa. Bỗng một hôm, xuất hiện đàn voi đội lúa của dân làng về đây; vì thế, dân làng cho rằng đây là vùng đất linh thiêng nên cất miếu thờ cúng. Từ đó đến nay, vẫn giữ nguyên tục lệ, ngày 13-10 âm lịch (ngày xuống đồng) và ngày 24 tháng Chạp (ngày khép cửa rừng), dân làng thực hiện nghi thức cúng bái tại Dinh Ông, Dinh Bà.

Từ hai dinh này ngược về hướng nam, chúng tôi được diện kiến Miếu Bà chúa Ngọc (Thiên Y A Na). Kiến trúc của Miếu Bà tương tự hai dinh, cũng mái vòm, làm bằng đá thẻ nhưng diện tích lớn hơn. Tuy nhiên, theo thời gian, Miếu Bà xuống cấp nên dân làng có xây lại một phần, vết tích tường bằng đá thẻ vẫn còn nguyên, toàn bộ bình phong trước miếu bị cây cổ thụ che phủ hoàn toàn.

Trở về đình làng Đông Lai, ông Khương giới thiệu bàn án (bàn thờ) bằng gỗ - di vật có giá trị duy nhất tại đình bởi thời gian, chiến tranh đã làm thất lạc, mất tất cả sắc phong, ngay cả đình làng cũ nát này cũng được xây lại trên nền móng đình làng xưa (di dời từ cồn đình Đông Lai, cách đó vài trăm mét vào). Bàn án rất đẹp, chạm trổ cầu kỳ, nhiều hình rồng, hình lân có sừng chân đạp trên những ngọn sóng. Trên án có khắc năm Bính Dần. Trong khuôn viên đình làng, có các ngôi mộ cổ, dân làng cho biết đó là tiền hiền, hậu hiền của làng và thờ phụng.

Mới đây, trong hành trình tìm kiếm, xác nhận người Nhật Bản đến vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng từ khi nào, đặt chân nơi nào đầu tiên, ông Phan Ngọc Trâm - người Hội An, hơn 30 năm dành cả tâm huyết cho việc nghiên cứu này, đã tìm đến Đông Lai. Khi nhìn thấy những ngôi mộ này, ông đã hết sức ngỡ ngàng. Dựa vào văn bia trên mộ, ông Trâm cho biết, có hai ngôi mộ lớn gồm mộ ông ghi người này đến từ nước Đông Lãnh, nhập tịch Việt lấy họ Nguyễn, tên Lợi, hiệu Đạt Sơn. Ông lập gia đình với bà họ Trần tên Trĩ, hiệu Miêu Sơn (cũng từ nước Đông Lãnh sang).

Vợ chồng ông có 2 người con. Những người con và hậu duệ sau này trên văn bia đều để Đông Lãnh hương - cụm từ dành cho thế hệ sau nghĩa là quê Đông Lãnh nhưng sinh tại Đông Lai (chọn Đông Lai làm quê hương). “Đông Lai là tên do cư dân địa phương gọi những người Nhật cư trú tại đây đến từ hướng Đông - mặt trời mọc. Khi nhìn thấy những dinh, miếu làm bằng đá, tôi lập tức liên tưởng đến ghi chép của thuyền trưởng người Hà Lan Delft Haven năm 1651, ông nhìn thấy khoảng 60 căn nhà của người Nhật dọc bờ sông, nhà cửa xây bằng đá để tránh hỏa hoạn, nằm sát vách nhau. Phải chăng nơi đó là đây chớ không phải Hội An? Tất cả đang chờ được sáng tỏ, làm rõ; tôi đồ rằng dưới lòng đất của làng Đông Lai này còn chứa nhiều bí ẩn về ngôi làng bên dòng Trúc Giang xưa”, ông Trâm nêu giả thuyết.

Riêng với người dân làng Đông Lai, mong muốn nhất của họ hiện tại là các ngành chức năng và các nhà nghiên cứu vào cuộc, tìm lại lịch sử cho các di tích của làng bởi mọi sắc phong đã mất, không thể xác định được niên đại. “Mặc dù chúng tôi được các thế hệ đi trước truyền lại rằng các di tích này có từ rất lâu đời rồi, phải hàng mấy trăm năm. Nhưng không có gì để xác minh cả. Hiện nay các di tích này đang xuống cấp trầm trọng, nếu không được quan tâm kịp thời thì chắc sẽ sụp đổ và dấu tích của làng Đông Lai cũng không còn nữa”, ông Nguyễn Thành Khương trăn trở.

BAO DA NANG

Đặt xe trực tuyến tại đây

Họ và tên
Điện thoại
Email
Mục đích
Ngày đi
Ngày về
Nơi đi
Nơi đến
Chiều đi
Hiệu xe:
Loại xe